Judo Và Những Đặc Điểm Thú Vị Xoay Quanh Môn Võ Này

Judo có nguồn gốc và xuất xứ từ Nhật Bản nên mang nặng tư tưởng của các cao nhân xứ sở hoa anh đào. Đây không chỉ đơn thuần là một môn võ tự vệ mà còn là bản sắc, văn hóa và truyền thống rất riêng biệt. Hãy cùng ABC8 tìm hiểu sâu hơn về Nhu Đạo qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Judo – Tổng quan các thông tin

Judo còn được biết đến với tên gọi Nhu Đạo tại Việt Nam được khai sinh ra tại Nhật Bản. Người có công sáng lập ra môn phái này vào năm 1882 là một giáo sư môn thể chất tên Kano Jigoro. Tên của môn võ được dịch theo nghĩa như sau: Nhu là sự mềm dẻo, uyển chuyển hay khéo léo kết hợp với Đạo là con đường, nghệ thuật.

Judo được sáng lập bởi Kano Jigoro vào năm 1882
Judo được sáng lập bởi Kano Jigoro vào năm 1882

Chính vì vậy mà ở bộ môn này, ai cũng nhận xét phần lớn các đòn thế đều cực kỳ uyển chuyển, không hầm hố hay đẹp mắt. Chúng sẽ tận dụng lực của đối phương để đánh trả, vật ngã hay còn được hiểu như cách lấy nhu thắng cương. Nên biết rằng, Judo được ông Kano sáng tạo ra dựa trên nền tảng của Jujutsu – một môn võ cổ truyền mang nặng tính triệt hạ, công phá đối phương.

Để giảm bớt sát khí và sát thương lên người học, Kano đã bỏ đi rất nhiều các đòn sát thủ, sử dụng binh khí hay các lối đánh bạo lực cho Nhu đạo của mình. Đến với bộ môn này, các võ sinh sẽ được họ các đòn thiên về quật ngã, siết và khóa các bộ phận như cổ – tay – chân. Ngoài ra, có một số đòn chủ động phòng thủ bằng cách đâm hoặc chém bằng tay – chân.

Những điều bạn cần phải biết về Judo

Như đã đề cập thì Judo từ lâu đã được xem là quốc võ của Nhật Bản giống như Taekwondo của Hàn Quốc. Dù vậy thì vẫn có một số người vẫn còn nhiều sự lầm tưởng về bộ môn này. Hãy cùng ABC8 giải mã về Nhu đạo qua phần nội dung tiếp theo sau đây nhé.

Judo mạnh mẽ?

Không, đây là điều mà rất nhiều môn sinh mới gia nhập hay thậm chí đã tập lâu bị lầm tưởng. Bởi thường thì khi luyện tập, các đòn ngã hay quật sẽ tạo ra tiếng động lớn khiến nhiều người phấn khích. Tuy nhiên, theo nhiều ghi chép, đại sư Kano – người sáng lập Nhu đạo luôn yêu cầu môn sinh của mình tuân thủ tiêu chí nhu thắng cương, 4 lạng địch nghìn cân hay tá lực đả lực.

Judo rất uyển chuyển và luôn lấy nhu thắng cương
Judo rất uyển chuyển và luôn lấy nhu thắng cương

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy phần lớn các đòn quật ngã trong judo sẽ lấy trọng tâm của cơ thể để làm tiền đề và họ sẽ di chuyển các bộ phận khác cực kỳ uyển chuyển. Bên cạnh đó còn lại mượn lực đánh của đối thủ để tạo ra các đòn kháng cự cực kỳ đẹp mắt.

Ngoài ra, những thế khóa của Judo sẽ không mang tính sát khí nhưng khi trong gọng kìm của họ, đối thủ càng dùng sức sẽ càng bị khóa chặt hơn. Đó mới là điều mà đại sư Kano cũng như mục tiêu của môn võ Nhu đạo muốn hướng tới thay vì triệt hạ hoàn toàn đối thủ.

Phát triển toàn cầu

Chính vì mang ý nghĩa to lớn về tình người cũng như các quy tắc buộc môn sinh phải trượng nghĩa cả ở sàn thi đấu lẫn ngoài đời mà Judo dần được chính phủ Nhật Bản xem là quốc võ. Họ đã tập trung phát triển mạnh ở các quốc gia lân cận và đến 1956, Liên đoàn Nhu đạo quốc tế (IJF) chính thức được thành lập, đến nay đã có 112 nước thành viên bao gồm cả Việt Nam.

Năm 1964, môn võ này chính thức có mặt ở Olympic Tokyo và kéo dài cho đến tận ngày hôm nay. Sau đó 24 năm tức 1988, Judo nữ cũng được quan tâm và đưa vào danh sách thi đấu chính thức tại Olympic.

Nền tảng phát triển cho các môn khác

Judo với sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu đã trở thành tiền đề cho sự xuất hiện của các môn phái khác. Trong đó, nổi tiếng nhất hiện nay vẫn là Sambo và Brazil jiu-jitsu.  Tuy nhiên, 2 hệ phái này dù lấy Nhu đạo làm gốc nhưng đã dần đi chệch khỏi quỹ đạo.

Sambo và Jiu-jitsu được phát triển từ chính Nhu đạo
Sambo và Jiu-jitsu được phát triển từ chính Nhu đạo

Trong đó, Sambo được phát triển mạnh mẽ và sử dụng trong quân đội Nga. Họ tập trung sử dụng nền tảng thiên về quật ngã kết hợp mạnh mẽ với các đòn tay và chân.

Về phần Brazil jiu-jitsu thì khác, họ lấy căn gốc từ các đòn khóa để phát triển. Tuy nhiên, tính tàn bạo của Jujutsu đã quay trở lại ở hệ phái này một cách mạnh mẽ. Cho đến nay, hệ phái trên cực kỳ nổi tiếng trên các đấu trường MMA hay UFC với khả năng knock-out đối thủ cực kỳ tàn nhẫn.

Phân cấp trong Judo

Để phân biệt các môn sinh có tiềm năng và quá trình học tập, Nhu đạo sử dụng màu đai và vạch làm mốc:

  • Cấp 6 (thấp nhất): đai màu trắng.
  • Cấp 5 đai màu vàng.
  • Cấp 4 sử dụng đai cam.
  • Cấp 3 xanh lá.
  • Cấp 2 xanh dương.
  • Cấp 1 nâu.
  • Cao nhất đen, đạt mức độ thượng thừa hoặc gọi là đại võ sư sẽ sử dụng đai màu đỏ.

Trong đó, đai đen từ 1-5 đẳng có vạch trắng, 6-8 đẳng đai có đoạn đỏ đoạn trắng, 9-10 đẳng đai đỏ. Tuy nhiên, tùy vào từng quốc gia khác nhau mà cấp độ đai đen trở đi sẽ có một số thay đổi nhỏ.

Bài viết trên của ABC8 đã gửi đến bạn đọc những thông tin đáng chú ý nhất về Judo. Hiện tại, môn võ này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trên toàn thế giới và bạn sẽ theo học để nâng cao sức khỏe ngay hôm nay chứ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *